Đấu thầu hạn chế là gì? Quy trình đấu thầu hạn chế

Thứ hai, 26 Tháng M. hai 2022 4:30 CH
Đấu thầu hạn chế một trong những hình thức đấu thầu phổ biến được nhiều bên mời thầu áp dụng đối với gói thầu của mình. Vậy đấu thầu hạn chế là gì? Quy trình đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào? Hãy cùng DauThau.info tìm hiểu ngay bài viết sau đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

Đấu thầu hạn chế là gì? Ưu và nhược điểm của đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là gì được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật đấu thầu 2013: “Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.

Hiểu đơn giản, đấu thầu hạn chế là quá trình sử dụng nhà thầu, nhà đầu tư trong đó có sự hạn chế về số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu.  

Ưu và và nhược điểm của đấu thầu hạn chế như sau:

Ưu điểm: 

  • Giúp bên mời thầu tiết kiệm tối đa thời gian và các chi phí phát sinh trong quá trình đấu thầu. 

  • Các thủ tục đấu thầu được rút ngắn, được phép bỏ qua một số bước vì tính đặc thù của gói thầu.

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu, thực tế có nhiều trường hợp bên mời thầu không chọn được nhà thầu phù hợp với gói thầu của mình. 

  • Hình thức đấu thầu hạn chế không  tạo ra được môi trường cạnh tranh gay cấn cho các nhà thầu. Do đó hoạt động đấu thầu có thể giảm và không đạt được như mong đợi. 

Thông tin về đấu thầu hạn chế 

Dựa vào Điều 8 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về các thông tin cần được đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo đấu thầu bao gồm:

  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

  • Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

  • Danh sách ngắn;

  • Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

  • Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

  • Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

  • Thông tin khác có liên quan.

Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế

Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp những gói thầu có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có tính đặc thù riêng mà chỉ có một vài nhà thầu mới có đủ khả năng để đáp ứng gói thầu đó. 

Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp những gói thầu có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có tính đặc thù riêng

Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn

Theo Khoản 7 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có đưa ra những quy định về danh sách ngắn, cụ thể: “Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm”

Danh sách ngắn được dùng để áp dụng đấu thầu hạn chế cho những gói thầu có tính đặc thì hoặc có yêu cầu cao về kỹ thuật. Do đó, đối với những hình thức đấu thầu ngắn hạn chỉ cần lập danh sách ngắn những nhà thầu đủ điều kiện sau đó gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thông báo về danh sách này mà không phải thông qua các bước sơ tuyển, thông báo mời thầu,...

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế như sau:

“2. Đối với đấu thầu hạn chế:

a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;

b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này”

Quy trình đấu thầu hạn chế mới nhất 2023

Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu bao gồm:

    • Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

    • Lập hồ sơ mời thầu;

    • Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

  • Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

    • Mời thầu;

    • Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

    • Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

    • Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

  • Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

    • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

    • Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

    • Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

  • Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

    • Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;

    • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

    • Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

    • Xếp hạng nhà thầu.

  • Bước 5: Thương thảo hợp đồng.

  • Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

  • Bước 7: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Quy trình đấu thầu hạn chế
Quy trình đấu thầu hạn chế được thực hiện thông qua 7 bước được giản

Trường hợp nào áp dụng đấu thầu hạn chế?

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật.

  • Gói thầu kỹ thuật có tính chất đặc thù chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Những lưu ý pháp lý khi đấu thầu hạn chế

Một số lưu ý khi tham gia hình thức đấu thầu hạn chế cụ thể:

  • Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng cho những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được về yêu cầu kỹ thuật của gói thầu.

  • Là hoạt động đấu thầu bình thường tuy nhiên sẽ bị hạn chế một số quy định về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, số lượng chủ thể tham gia đấu thầu sẽ được theo số lượng cụ thể nhất định. 

  • Chủ thể sẽ đưa ra mức giá của mình và cạnh tranh với các chủ thể còn lại, người thắng sẽ là người đưa ra mức giá phù hợp nhất. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực chứng khoán người trúng thầu sẽ được xác định là người đưa ra mức giá thấp nhất, còn đối tượng của đấu thầu là sản phẩm thì người trúng thầu là người đưa ra mức giá cao nhất. 

Làm thế nào để tìm kiếm các gói thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế?

Để tìm kiếm gói thầu được đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế, nhà thầu hãy đăng ký sử phần mềm phân tích thông tin thầu - DauThau.info. Với sự hỗ trợ của DauThau.info bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các gói thầu hạn chế phù hợp với năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với DauThau.info theo số hotline 0904.634.288 - 024.8888.4288 hoặc email: contact@dauthau.asia để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hình thức đấu thầu hạn chế mà DauThau.info đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức đấu thầu này.

Tác giả: Hồ Thị Linh

 Tags: dauthau.info

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Banner chu ky so winca
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây