Tổ chuyên gia đấu thầu là gì? Cách thành lập tổ chuyên gia đấu thầu?

Thứ hai, 12 Tháng M. hai 2022 10:12 SA
Tổ chuyên gia đấu thầu là một trong những vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm khi tham gia đấu thầu. Bởi trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, để giúp bên mời thầu tuyển dụng được thầu phù hợp thì tổ chuyên gia rất quan trọng. Vậy tổ chuyên gia đấu thầu là gì? Thành lập tổ chuyên gia như thế nào? Trách nhiệm tổ chuyên gia như thế nào? Hãy cùng DauThau.info tìm hiểu ngay về thuật ngữ này trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tổ chuyên gia nhé.

Tổ chuyên gia đấu thầu là gì?

Căn cứ theo Khoản 43 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về tổ chuyên gia đấu thầu là: “Các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.

Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập khi nào? Do đơn vị nào thành lập?

Theo Điều 75 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định, khi lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, bên mời thầu có quyền quyết định thành lập tổ chuyên gia, mục đích của việc thành lập là giúp cho bên mời thầu tìm kiếm được nhà thầu phù hợp với các tiêu chí trong gói thầu.  

Căn cứ tại Khoản 43, Điều 4 Luật đấu thầu 2013 tổ chuyên gia đấu thầu sẽ được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập. Nhiệm vụ tổ chuyên gia đấu thầu là để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Tổ chuyên gia đấu thầu tối thiểu bao nhiêu người?

Căn cứ theo Khoản 43 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 có quy định tổ chuyên gia đấu thầu sẽ bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

tổ chuyên gia đấu thầu
Tổ chuyên gia đấu thầu có bao nhiêu thành viên?

Theo đó, không có quy định cụ thể về số lượng thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu là bao nhiêu người. Pháp luật chỉ đưa ra những quy định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo từng điều kiện cụ thể. Vậy nên, dựa vào quy mô, tính chất, độ phức tạp của các gói thầu mà bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu có thể quyết định số lượng thành viên tổ chuyên gia đấu thầu. 

Trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật đấu thầu 2013 về nhiệm vụ của tổ chuyên gia đấu thầu  như sau: 

  • Đảm bảo được tính trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

  • Đưa ra những đánh giá chính xác về hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự thầu sơ tuyển, hồ sơ đề xuất theo yêu cầu. 

  • Chịu trách nhiệm báo cáo lại với bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự thầu sơ tuyển, nhà đầu tư, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu. 

  • Có trách nhiệm bảo mật tuyệt đối thông tin về các tài liệu liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. 

  • Bảo lưu ý kiến của tổ chuyên gia.

  • Thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại do gây ra do lỗi của mình.

  • Trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu là cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, bên mời thầu, chủ đầu tư, kiểm tra, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. 

  • Thực hiện theo các trách nhiệm khác theo quy định về tổ chuyên gia đấu thầu của luật đấu thầu 2013. 

Để trở thành thành viên tổ chuyên gia đấu thầu cần đáp ứng những điều kiện gì?

Vậy để trở thành thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu cần đáp ứng những điều kiện gì? Theo quy định tại Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP để trở thành thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân tham gia tổ chuyên gia đấu thầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, ngoại trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều này. 

  • Dựa vào tính chất, độ phức tạp, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu sẽ bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, hành chính, thương mại, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.

  • Cá nhân không thuộc vào quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    • Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

    • Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

    • Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

    • Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

*** Lưu ý: Đối với những trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Cách thức làm việc của tổ chuyên gia đấu thầu như thế nào?

Dựa theo Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BKHĐT ban hành ngày 21/12/2015 có quy định cụ thể về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:

“1. Tổ chuyên gia do bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn (trong trường hợp thuê tư vấn làm bên mời thầu) thành lập. Thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng quy định tại Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Từng thành viên tổ chuyên gia phải lập Bản cam kết theo Phụ lục 8 gửi bên mời thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm.

2. Trong trường hợp cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia đấu thầu, trong đó bao gồm những nội dung chính như sau:

a) Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên;

b) Thời gian dự kiến hoàn thành việc đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Cách thức làm việc của tổ chuyên gia;

d) Các nội dung cần thiết khác.”

Như vậy, trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm thì các thành viên tổ chuyên gia cần phải lập cam kết theo quy định và gửi cho bên mời thầu. Trong quá trình thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia cần đảm bảo thời gian đánh giá theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-BKHĐT (cụ thể là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; có thể kéo dài trong trường hợp cần thiết nhưng không quá 20 ngày). Đối với những trường hợp cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia cần ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia với những nội dung chính đã nêu tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BKHĐT nêu trên. 

tổ chuyên gia đấu thầu
Tùy vào từ lĩnh vực, quy mô, dự án mà tổ chuyên gia sẽ có cách thức làm việc khác nhau sao cho phù hợp

Trên thực tế, tùy vào từ lĩnh vực, quy mô, dự án mà tổ chuyên gia sẽ có cách thức làm việc khác nhau sao cho phù hợp (quy chế làm việc sẽ được ban hành bởi các tổ trưởng tổ chuyên gia). Vậy nên, không có quy định cụ thể về cách thức làm việc chung của tổ chuyên gia đấu thầu mà chỉ có những quy ddingj chung về việc thành viên tổ chuyên gia cần lập bản cam kết theo mẫu trước khi thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu và thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa theo quy định. 

Báo cáo đánh giá E-HSDT được thực hiện như thế nào?

  • Hệ thống sẽ tự động trích xuất các thông tin liên quan đến gói thầu và tổng hợp kết quả đánh giá từ các mẫu đánh giá. 

  • Các nội dung về kết quả đánh giá trong báo cáo E-HSDT tổ chuyên gia cần nêu rõ các nội dung sau đây:

    • Phân công công việc theo đúng trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chuyên gia. 

    • Xử lý các trường hợp có thành viên trong tổ chuyên gia có ý kiến khác biệt so với các thành viên khác. 

    • Có ý kiến bảo lưu (nếu có)

Tổ chuyên gia đấu thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề ?

Các thành viên thuộc tổ chuyên gia không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện đưa ra tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP mới đủ điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu. 

Chỉ định thầu có cần thành lập tổ chuyên gia?

Chỉ định thầu có cần thành lập tổ chuyên gia không? Câu trả lời là có, cần thành lập tổ chuyên gia để xem xét chỉ định thầu. Trách nhiệm tổ chuyên gia đấu thầu là căn cứ vào báo cáo đánh giá bao gồm: đánh giá hồ sơ năng lực đối với gói thầu chỉ thầu theo quy trình rút gọn, đánh giá hồ sơ đề xuất, đánh giá hồ sơ dự thầu để trình Chủ đầu tư phê duyệt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tổ chuyên gia đấu thầu theo quy định mới nhất của pháp luật mà DauThau.info muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đấu thầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0904.634.288 - 024.8888.4288 hoặc email: contact@dauthau.asia.


Ở hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới bên mời thầu sẽ là người trực tiếp tạo tổ chuyển gia với nhiệm vụ chính là đánh giá các gói thầu qua mạng. Và tổ chuyên gia là yêu cầu bắt buộc bên mời thầu cần tạo để mở thầu. Xem chi tiết tại: Video: Hướng dẫn tạo tổ chuyên gia trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới

Tác giả: Hồ Thị Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Banner chu ky so winca
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây