Có nhiều nhà thầu băn khoăn năm tài chính gần đây bị âm (bị lỗ) thì có tham dự thầu được không? Đặc biệt trong bối cảnh 3 năm vừa qua do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên rất nhiều ngành nghề dịch vụ bị ảnh hưởng dẫn đến các nhà thầu bị lỗ, bài viết hôm nay hãy cùng DauThau.info đi tìm câu trả lời!
Thông thường trong bất kỳ hồ sơ mời thầu nào cũng sẽ có 1 trong 3 tiêu chí sau:
Kết quả hoạt động tài chính: Trong đó sẽ yêu cầu giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu phải dương (Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ). Các gói thầu áp dụng nội dung này gồm: Gói thầu xây lắp; Gói thầu mua sắm hàng hóa.
Doanh thu bình quân hàng năm (không bao gồm thuế VAT): Thường sẽ yêu cầu doanh thu bình quân 1 số năm (thường 03 năm), cách tính doanh thu theo bài viết DauThau.info đã thực hiện nhà thầu có thể tham khảo TẠI ĐÂY. Các gói thầu áp dụng nội dung này gồm: Gói thầu xây lắp; Gói thầu mua sắm hàng hóa; Gói thầu phi tư vấn (Có thể áp dụng hoặc không áp dụng).
Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu: Nhà thầu phải chứng minh có khả năng tiếp cận hoặc có sẵn các tài sản có khả năng thanh khoản cao, hạn mức tín dụng khả dụng (hạn mức tín dụng còn được sử dụng) hoặc các nguồn tài chính khác (không bao gồm các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu về cầu nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị. Nội dung này chỉ áp dụng với gói thầu xây lắp.
Năm tài chính gần nhất bị lỗ
Quay trở lại chủ đề chính của bài viết đó là nếu năm tài chính gần nhất bị lỗ hoặc trong 3 năm gần nhất nhà thầu bị lỗ thì có tham dự thầu được không? Nếu tham dự thì có bị loại không? Trả lời vấn đề này chúng ta thấy rằng trong các tiêu chí về tài chính thì không có tiêu chí nào quy định năm tài chính gần nhất của nhà thầu phải dương hoặc trong 3 năm gần nhất không có năm nào bị lỗ mà chỉ có yêu cầu giá trị tài sản ròng trong năm tài chính gần nhất phải dương.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, chúng ta cần xem xét đến mức độ lỗ, nếu lỗ ít không ảnh hưởng đến tài sản ròng, còn nếu lỗ nhiều, lỗ lũy kế liên tiếp ảnh hưởng đến việc có thể dẫn tới tài sản ròng bị âm thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là không đạt về năng lực tài chính.
Khuyến cáo không nên đăng tải báo cáo tài chính gian dối
Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp nhà thầu vì thấy báo cáo tài chính của bên mình lỗ, khi chuẩn bị tham dự thầu thì lo lắng rồi sau đó tiến hành khai báo 1 báo cáo tài chính khác rồi "chế báo cáo tài chính" để sao cho "đẹp". Đây là một hành vi rất nguy hiểm bởi lẽ ngoài việc nộp báo cáo tài chính còn phải nộp các tài liệu kèm theo để chứng minh báo cáo tài chính đó là trung thực, ví dụ như Tờ khai quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán. Những tài liệu này thì không thể làm giả số liệu được, nếu hai tài liệu không khớp nhau, khi bên mời thầu yêu cầu làm rõ mà nhà thầu không giải trình được thì sẽ bị liệt vào trường hợp gian dối.
Bài viết trên chúng tôi đã phân tích trường hợp nhà thầu bị lỗ thì có tham dự thầu được hay không và tham dự thì có bị loại hay không. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các nhà thầu còn đang băn khoăn về vấn này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn, Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net