Xử lý tình trạng nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng

Thứ sáu, 10 Tháng Ba 2023 9:05 SA
Nhà thầu xếp thứ nhất được mời vào thường thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hợp đồng, vậy trường hợp này bên mời thầu xử lý thế nào và nhà thầu sẽ chịu những rủi ro gì khi không đến thương thảo hợp đồng? Hãy cùng DauThau.info phân tích với bài viết sau đây.

Thương thảo hợp đồng là gì?

Thương thảo hợp đồng là một bước thực hiện trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu, được thực hiện sau khi có kết quả xếp hạng nhà thầu và trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Khi thương thảo hợp đồng các bên ký kết văn bản biên bản thương thảo hợp đồng, đây là tài liệu pháp lý làm cơ sở bên mời thầu đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và làm căn cứ để ký kết hợp đồng.

Quy định của pháp luật về thương thảo hợp đồng

Việc thương thảo hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc thực hiện thương thảo hợp đồng phải trên cơ sở 03 nguyên tắc sau:
  • Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  • Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;
  • Phải lấy mức đơn giá chào thấp nhất trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để thương thảo đối với phần sai lệch thiếu.
Nội dung chính của thương thảo hợp đồng xoay quanh 04 vấn đề chính sau:
  • Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
  • Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp: Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
  • Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

Xử lý nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng

Vì một lý do nào đó mà nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng mặc dù bên mời thầu đã gửi các thông báo mời đến thương thảo hợp đồng đầy đủ (kể cả trường hợp mời thương thảo trực tuyến vì lý do bất khả kháng không đến được) thì trường hợp này được xem xét như là trường hợp thương thảo không thành công. Tuy nhiên, khác ở điểm nhà thầu sẽ bị tịch thu bảo lãnh dự thầu đồng thời sẽ bị kết luận không đảm bảo uy tín ở bước đánh giá về mặt kỹ thuật (Trường hợp hồ sơ mời thầu của các gói thầu khác quy định điểm này).
Trong giai đoạn Covid-19 cũng đã có rất nhiều trường hợp xảy ra vì lý do một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp bất khả kháng) dẫn đến nhà thầu không thể trực tiếp đến thương thảo hợp đồng, một số chủ đầu tư đã linh hoạt cho phép thực hiện thương thảo online (trực tuyến), tuy nhiên cũng không ít chủ đầu tư không đồng ý và loại nhà thầu này mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.
Hình minh họa
Bài viết trên chúng tôi đã phân tích tình huống nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng sẽ bị xử lý như thế nào. Hy vọng bài viết có ích cho các nhà thầu lẫn bên mời thầu còn đang băn khoăn về vấn này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Banner chu ky so winca
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây